Với người phụ nữ Á Đông, một làn da trắng luôn là tiêu chuẩn của cái đẹp. Biết bao người ước ao có được làn da trắng mịn màng, không tì vết. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có được vẻ đẹp đó. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới làn da sạm và đen. Cũng Doskin tìm hiểu một số tác nhân chính dẫn đến hoàn cảnh này.
Nguyên nhân gây sạm và đen da làn da nàng
1. Thiếu vitamin
Nhiều người cho rằng vitamin thì liên quan gì đến việc làn da không được trắng hồng. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, E sẽ cực nguy hiểm. Các vấn đề nhu da thô ráp, xỉn màu, sạm da, cấu trúc da lỏng lẻo…sẽ lần lượt kéo đến. Nếu không được bổ sung vitamin kịp thời, còn khiến làn da nhanh bị lão hoá.
2. Thiếu nước
Nước không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề sức khoẻ mà còn tác động rất lớn tới làn da. Khi được cung cấp đủ nước, lớp màng bảo vệ tự nhiên của da được củng cố. Ngược lại, khi thiếu nước, làn da sẽ bị yếu rất nhiều. Thêm nữa, cấu trúc da cũng trở nên lỏng lẻo do không được sản xuất collagen đầy đủ. Tình trạng da thiếu sức sống, mệt mỏi, xỉn màu sẽ tái diễn. Thậm chí, da bị bong tróc, khô và tổn thương.
3. Di truyền
Do yếu tố di truyền, nhiều người sinh ra đã có làn da tối màu. Việc thay đổi để trở nên trắng sáng khá khó. Lời khuyên an toàn dành cho bạn chính là hãy dưỡng da khoẻ mạnh nhất có thể. Đừng nên thực hiện các phương pháp lột da, thay da không khoa học. Có thể dẫn tới các hậu quả nặng nề và phải nhập viện điều trị.
4. Phụ nữ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều. Nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng mụn, thâm nám…Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormone. Theo bác sĩ, thường thời điểm này sẽ gia tăng các loại hormone làm kích thích tế bào hắc tố, estrogen, progesterone. Lời khuyên cho bạn chính là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân và em bé.
5. Mắc một số bệnh lý
Có trường hợp mắc các bệnh lý về da như rối loạn sắc tố, nám da, có các đốm nâu trên da…Ngoài ra, những người mắc bệnh về gan, thận cũng dẫn tới sạm da, vàng da hay da bị xỉn màu. Máu bị thiếu oxy hemoglobin microvascular khiến khí huyết khó lưu thông. Điều này khiến làn da bị yếu, tái xám. Kết quả làn da không còn giữ được vẻ rạng ngời hồng hào. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và điều trị bệnh lý triệt để mới có thể trở về trạng thái da bình thường.
6. Rối loạn hắc sắc tố Melanin
Melanin là thành phần tự nhiên quyết định màu tóc, màu da và màu mắt của con người. Lượng Melanin càng lớn thì màu da, màu tóc, màu mắt sẽ tối màu hơn so với trường hợp ít melanin. Tác dụng chính của thành phần này chính là bảo vệ da chống lại gốc tự do gây lão hoá da. Do đó, nhờ melanin mà làn da được an toàn hơn khi tiếp xúc với ánh nắng có chứa tia cực tím.
Tuy nhiên, do nhiều tác nhân có thể khiến lượng melanin trong cơ thể sản xuất nhiều bất thường. Đặc biệt, khi làn da phải ở dưới ánh nắng quá lâu và nhiều lại khòng được bảo vệ. Điều này khiến cho làn da của bạn bị tối màu. Không còn giữ được vẻ trắng hồng, rạng ngời. Thậm chí, có thể gâ lão hoá da và ung thư da.
7. Không làm sạch da
Nhiều người quá chủ quan trong việc làm sạch da. Dùng sữa rửa mặt không làm sạch da hoàn toàn. Đó là lí do vì sao các chuyên gia da liễu khuyến khích bạn nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể sẽ tiến hành loại bỏ tế bào chết mỗi ngày. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt khi da lão hoá sẽ khiến quá trình trên tắc nghẽn.
Khi lượng tế bào chết nhiều sẽ khiến làn da bị “ngộp thở”. Và đây chính là nguyên nhân khiến da bị xỉn màu. Thêm nữa, khiến lỗ chân lông to, mụn, lão hoá, da không còn săn chắc…
8. Thay đổi nội tiết tố
Có nhiều nguyên nhân thay đổi nội tiết tố trong người. Ví dụ, khi bước vào độ tuổi dậy thì, phụ nữ mãn kinh thì ai cũng gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, căng thẳng, trầm cảm, thường xuyên thức khuya, môi trường sống ô nhiễm cũng dẫn đến tình trạng trên. Lười tập thể dục, chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thuốc lá, uống nhiều rượu bia…cũng làm thay đổi hormone. Kết quả, dẫn tới nhiều phản ứng oxy hoá kim loại bên trong cơ thể. Điêu này dẫn tới làn da mất đi vẻ rạng ngời, bị thâm nám, xỉn màu…